Thứ hai, 04/12/2023, 14:10 GMT+7
Ở người bệnh tiểu đường, hệ miễn dịch của họ sẽ dễ suy giảm, sức đề kháng cũng kém hơn so với người không mắc bệnh, từ đó chức năng của các tế bào miễn dịch bị suy giảm là do khả năng tiêu diệt vi khuẩn trở nên rất yếu. Đây cũng là yếu tố cơ hội để các vi khuẩn có mặt tại vết thương sinh sôi.
Ở người bệnh tiểu đường, nguy cơ thường gặp sẽ là nhiễm trùng da, viêm da, nhiễm trùng móng chân. Đôi khi, một vết xước ngoài da nhỏ cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây ra nhiễm trùng.
Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới thì cứ trung bình 2 phút trôi qua lại có thêm một bệnh nhân tiểu đường phải cắt cụt chi do vết thương lở loét và không được chăm sóc đúng cách dẫn đến lở loét, thường là ở ngón chân, bàn chân.
Với việc chăm sóc vết thương cho người tiểu đường đúng cách thì có thể phòng tránh được các biến chứng/ rủi ro sau:
Các cấp độ nhiễm trùng của người bị tiểu đường:
Cấp độ 1: Không nhiễm trùng – vết thương không chảy mủ hoặc không có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm
Cấp độ 2: Nhiễm trùng nhẹ - có ít nhất 2 dấu hiệu của viêm như mưng mủ hoặc sưng, đỏ, đau, nóng. Viêm mô tế báo hoặc ban đỏ rộng dưới 2 cm xung quanh vết loét; nhiễm trùng khu trú ở bề mặt da và dưới da nông
Cấp độ 3: Nhiễm trùng trung bình – da đỏ trên 2 cm, xuất hiện dai viêm bạch mạch, nhiễm trùng lan rộng xuống dưới bề mặt niêm mạc haowjc áp xe mô sâu, lan rộng vào cơ, gân, khớp, xương hoặc hoại tử.
Cấp độ 4: Nhiễm trùng nặng – nhiễm độc hệ thống kèm theo triệu chứng toàn thân như sốt, rét run, tim đập nhanh, tăng bạch cầu, huyết áp thấp, lú lẫn, tăng gluscose
Cách chăm sóc vết thương cho người chưa bị nhiễm trùng theo các bước tuần tự:
Với vết thương đã loét và nhiễm trùng:
Đối với các vết thương đã loét và bị nhiễm trùng từ cấp độ 2 trở lên thì việc xử lý vết thương cho người tiểu đường cần được bác sĩ can thiệp vì có thể cần loại bỏ vùng hoại tử và uống thêm thuốc kháng sinh để hỗ trợ. Với các vết thương loét và nhiễm trùng nặng thì người bệnh tiểu đường sẽ được yêu cầu nằm viện để chăm sóc. Tuy nhiên, với các trường hợp nhiễm trùng nhẹ thì có thể được điều trị tại nhà, người bệnh tiểu đường và người chăm sóc cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Vừa qua Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí Cao Lãnh đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp khách hàng bị tiểu đường với vết thương ở ngón tay, ngón chân, vết thương ở cẳng chân lành tốt sau quá trình chăm sóc tận tình của đội ngũ y bác sĩ. Bs.CKI. Lê Thanh Nhàn – Trưởng khoa Nội – chuyên gia phòng khám nội tiết chia sẽ: “Khi tiếp nhận thăm khám bác sĩ sẽ phân mức độ nhiễm trùng hiện khách hàng đang bị, đưa ra kế hoạch chăm sóc, điều trị, cắt lọc hay loại bỏ các tế bào chết, đã bị nhiễm trùng, khởi động kháng sinh kèm theo. Bên cạnh việc điều trị, chăm sóc của đội ngũ y bác sĩ thì việc bảo đảm thực hiện chế độ ăn uống cá thể hóa theo mức độ bệnh lý của từng bệnh nhân cần thực hiện theo lời dặn của bác sĩ là cực kỳ quan trọng trong quá trình lành thương cũng như ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường”
Người bệnh tiểu đường đang có vết loét có thể sẽ chán ăn, nên thay thế khẩu phần ăn thường ngày bằng thức ăn lỏng như cháo yến mạch, cháo gạo lứt để đảm bảo dinh dưỡng mà không bị tăng đường huyết. Nên bổ sung protein từ cá và các loại đậu, thêm chất xơ từ trái cây để giúp hệ miễn dịch được bổ trợ trong quá trình lành vết thương.
Khi bị đường huyết tăng hay chưa kiểm soát được đường huyết hoặc lo ngại các biến chứng nguy hiểm từ bệnh lý đái tháo đường.Hãy nói các vấn đề Bạn đang lo ngại về bệnh lý tiểu đường với phòng khám chuyên gia Nội tiết của Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Cao Lãnh.
Đăng ký khám qua số điện thoại tổng đài 02773.878878 hay đặt lịch trực tiếp tại Quầy chăm sóc khách hàng.