Hotline tư vấn 0942765115
Hotline cấp cứu 02773 878 115

Hướng dẫn nhập viện

  • Bước 1: Nguời bệnh sau khi được khám có chỉ định nhập viện thì Bác sĩ phòng khám làm hồ sơ bệnh án cho người bệnh vào điều trị nội trú.
  • Bước 2: Nhân viên y tế phòng khám đưa người bệnh vào khoa điều trị (nếu người bệnh nặng thì đưa bằng cáng hoặc xe đẩy), giao hồ sơ bệnh án cho điều dưỡng khoa, có ký nhận vào sổ chuyển người bệnh.
  • Bước 3: Khoa điều trị tiếp nhận người bệnh vào khoa, kiểm tra hồ sơ bệnh án, ký nhận với bên bàn giao, hoàn thiện các thủ tục hành chính. Hướng dẫn nội quy khoa phòng, nội quy bệnh viện, quyền và nghĩa vụ của người bệnh. Xếp buồng, giường cho người bệnh, cho người bệnh mượn vật dụng,tư trang (quần áo, mùng mền...)

Trước khi nhập viện

Chuẩn bị trước khi nhập viện là một phần quan trọng của việc chăm sóc tốt sức khỏe của bạn tại bệnh viện, chúng tôi đề nghị bạn nên:

 Những điều nên làm

Vui lòng mang theo những vật dưới đây cho việc nhập viện của bạn:

  • Giấy chỉ định nhập viện của bác sĩ (nếu có)
  • Thông tin chi tiết về bảo hiểm y tế (nếu có) thẻ BHYT, giấy CMND
  • Kết quả X-Quang, siêu âm và / hoặc xét nghiệm có liên quan
  • Đối với trẻ em: mang theo đồ chơi yêu thích, sữa uống, bình sữa và các nhu cầu chế độ ăn uống đặc biệt (nếu có)
  • Vật dụng cá nhân

Trong ngày nhập viện

Trước khi nhập viện, bạn và người nhà sẽ được nhân viên phụ trách hướng dẫn cụ thể các thủ tục và giải thích rõ ràng về qui định, chi phí cũng như các vấn đề liên quan. Sau khi làm các thủ tục nhập viện, Quý khách được đưa đến phòng của mình. Tất cả các tầng điều trị đều có đội ngũ y tá, điều dưỡng túc trực 24/24 hỗ trợ

Trường hợp bệnh nhân khám được Bác sĩ chỉ định nhập viện theo qui trình sau :

  • Bước 1: Nguời bệnh sau khi được khám có chỉ định nhập viện thì Bác sĩ phòng khám làm hồ sơ bệnh án cho người bệnh vào điều trị nội trú.
  • Bước 2: Nhân viên y tế phòng khám đưa người bệnh vào khoa điều trị (nếu người bệnh nặng thì đưa bằng cáng hoặc xe đẩy), giao hồ sơ bệnh án cho điều dưỡng khoa, có ký nhận vào sổ chuyển người bệnh.
  • Bước 3: Khoa điều trị tiếp nhận người bệnh vào khoa, kiểm tra hồ sơ bệnh án, ký nhận với bên bàn giao, hoàn thiện các thủ tục hành chính. Hướng dẫn nội quy khoa phòng, nội quy bệnh viện, quyền và nghĩa vụ của người bệnh. Xếp buồng, giường cho người bệnh, cho người bệnh mượn vật dụng,tư trang (quần áo, mùng mền...)

Trong thời gian nằm viện, nếu bạn muốn thay đổi phòng , xin vui lòng thông báo cho thư ký y khoa về sự thay đổi này (những phòng sẵn có).

Dành cho phẫu thuật

Thông tin trước khi phẫu thuật

Hãy lên kế hoạch chuẩn bị cho ca phẫu thuật của bạn trước khi đến bệnh viện để tránh sự chậm trễ trong ngày nhập viện và giảm rủi ro bị hủy bỏ. Mang theo kết quả các xét nghiệm và khám bệnh trước đó sẽ giảm rất nhiều thời gian chờ đợi và cũng có thể được kiểm tra lại nếu chúng không ở mức bình thường. Y tá sẽ liên lạc với bạn nếu kết quả xét nghiệm có bất thường.

Trong quá trình khám trước khi phẫu thuật, y tá sẽ hướng dẫn những điều sau đây:

1. Chế độ ăn uống

Hãy đảm bảo bạn ăn một chế độ ăn uống cân bằng trước khi phẫu thuật. Thừa cân sẽ làm tăng rủi ro của thuốc tê, việc giảm trọng lượng sẽ giúp bạn giảm bớt những rủi ro này. 

2. Ăn kiêng

Xin vui lòng không ăn uống sau thời gian ăn kiêng của bạn: thức ăn, nước, kẹo, kẹo cao su, thuốc lá và rượu trong một thời gian nhất định. Bạn sẽ được tư vấn bởi bác sĩ hay y tá.
 
3. Vệ sinh cá nhân

Xin vui lòng tắm vào buổi sáng trong ngày phẫu thuật của bạn. Điều quan trọng là các vùng cơ thể của bạn cần phẫu thuật sạch sẽ nguyên vẹn. Xin vui lòng không cạo lông khu vực phẫu thuật.

Xin vui lòng không sử dụng chất khử mùi, sản phẩm dành cho tóc, trang điểm, nước hoa, bọt cạo râu, sữa dưỡng thể, dầu bóng móng tay, móng tay giả hoặc đồ trang sức khi bạn đi phẫu thuật. Bạn có thể đeo nhẫn cưới nếu bạn phẫu thuật chi dưới.

4. Hút thuốc

Hút thuốc làm tăng nguy cơ biến chứng trong quá trình và sau phẫu thuật, làm tăng nguy hiểm trong gây mê và làm chậm lành vết thương. Để giúp giảm bớt những rủi ro này, bệnh nhân cần phải ngưng hút thuốc trước khi phẫu thuật.
 
5. Rượu - Bia - thức uống có cồn

Bệnh nhân không được phép uống rượu/ bia/ thức uống có cồn hay hút thuốc lá trong vòng 24 giờ trước khi phẫu thuật.Bệnh nhân không được phép uống rượu trong vòng 24 giờ sau khi được gây mê.

  • Đàn ông không nên thường xuyên uống nhiều hơn 3-4 ly rượu mỗi ngày. Phụ nữ không nên thường xuyên uống nhiều hơn 2-3 ly mỗi ngày.
  • Thường xuyên có nghĩa là uống mỗi ngày hoặc hầu hết các ngày trong tuần.
  • Bệnh nhân nên nghỉ ngơi trong vòng 48 giờ sau cuộc phẫu thuật để cho cơ thể phục hồi trở lại

 6. Thuốc điều trị

Bệnh nhân sử dụng thuốc đúng giờ là điều quan trọng, với một ly nước nhỏ vào buổi sáng trong ngày phẫu thuật với sự hướng dẫn của bác sĩ/ điều dưỡng

Các loại thuốc liên quan đến các bệnh về tim, cao huyết áp và bệnh hen suyễn nên uống một ngụm nước (không có các chất lỏng khác) trước khi phẫu thuật và trước khi đến bệnh viện khi có sự hướng dẫn của bác sĩ/ điều dưỡng.

Bệnh nhân phải thực hiện đúng lời chỉ dẫn của bác sĩ/ điều dưỡng. Nếu sử dụng sai thuốc thì cuộc phẫu thuật có thể bị hủy.

Khi cần thiết có thể bệnh nhân sẽ ngưng sử dụng thuốc trong vài ngày trước khi bệnh nhân nhập viện. Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ ra chỉ định sử dụng thuốc.

Bệnh nhân cần liên hệ cho bệnh viện và bác sĩ biết sớm nếu:

  • Bệnh nhân có ho, lạnh, nhiễm trùng phổi, sốt, nhiễm trùng đường tiểu hoặc tiêu chảy.
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng da hoặc đau vùng trầy xước.
  • Bệnh nhân không muốn phẫu thuật.

 Qui trình vào phòng mổ

  1. Bệnh nhân vui lòng đến nhập viện cùng với một người thân, bạn bè hay người chăm sóc sẽ ở lại chung với bệnh nhân khoảng 15 phút trong trường hợp bệnh nhân cần trợ giúp của người thân. Thân nhân của bệnh nhân sẽ được mời vào phòng chờ đợi để tránh nhiễm khuẩn và vì không gian trong phòng mỗ bị hạn chế.
  2. Điều dưỡng sẽ đo huyết áp và kiểm tra một vài chi tiết, điền vào bảng câu hỏi trong phòng mổ và chuẩn bị bệnh nhân phẫu thuật. Nếu bệnh nhân phẫu thuật khớp lớn thì việc lấy mẫu máu xét nghiệm là cần thiết.
  3. Người thân, bạn bè hoặc người chăm sóc có thể liên lạc với bệnh viện để cập nhật thông tin bệnh nhân bất kì lúc nào.
  4. Bác sĩ gây mê sẽ đến thăm khám và giải thích quá trình gây mê trước khi phẫu thuật.
  5. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đến thăm khám và giải thích quá trình mổ trước khi phẫu thuật cho bệnh nhân và yêu cầu bệnh nhân ký vào Giấy Chấp Thuận.
  6. Khi vào phòng mổ bệnh nhân sẽ thay trang phục mổ. Quần áo của bệnh nhân sẽ được bỏ vào trong túi và sẽ được giữ an toàn.
  7. Điều dưỡng sẽ hỗ trợ bệnh nhân tới quầy tiếp nhận phòng mổ. Bệnh nhân được đưa vào phòng mổ bằng băng ca hoặc xe đẩy bệnh nhân.
  8. Nhân viên gây mê sẽ kiểm tra xác nhận và hoàn thành bảng câu hỏi liên quan trong phòng mổ.
  9. Bệnh nhân sẽ được chuyển lên băng ca trước khi đưa vào phòng gây mê.

Dành cho thai phụ 

A. Đăng Kí Nhập Viện

  • Vui lòng mang theo những giấy tờ đăng kí sau đây:
  • Giấy nhập viện (Giấy hẹn của Bác sĩ) nếu có.
  • Thông tin chi tiết về bảo hiểm y tế (nếu có) thẻ BHYT, giấy CMND
  • Kết quả siêu âm và / hoặc xét nghiệm có liên quan
  • Vật dụng cá nhân

B. Những Thứ Cần Mang Theo Khi Nhập Viện

Chuẩn bị các vật dụng trước 2 tuần và thời gian lưu trú tại bệnh viện 2 ngày cho sanh thường và 3 ngày cho sanh mổ:

Cho mẹ

  • 2 áo ngực dành cho phụ nữ cho con bú
  • 2 bộ đồ ngủ ( có nút áo để cởi ra phía trước cho con bú)
  •  Áo ấm
  • Vật dụng cá nhân.

Cho em bé

  • Găng tay & vớ em bé, bộ quần áo cho bé.
  • Áo và khăn choàng em bé cho ngày xuất viện.
  • Khăn giấy ướt
  • Tã giấy sử dụng một lần

C. Nhập Viện Cho Sinh Thường

Trong giờ hành chính:

  • Khi sản phụ có dấu hiệu sinh (vỡ ối, chuyễn dạ…) sẽ được nhân viên Hướng Dẫn chuyển lên phòng sinh (Tầng 5).
  • Bác sĩ sẽ hoàn thành các giấy tờ cho việc nhập viện với tất cả các thông tin và chẩn đoán (sinh thường hoặc sinh mổ). Sau đó, nữ hộ sinh tại phòng sinh sẽ hướng dẫn thân nhân của sản phụ đến quầy Nhập viện để hoàn tất thủ tục bệnh viện (bao gồm tư vấn tài chính, đặt cọc, tư vấn dịch vụ bệnh viện, đặt phòng…v.v.)
  • Nhân viên phòng nhập viện sau khi hoàn tất giấy tờ nhập viện sẽ yêu cầu nhân viện Hướng Dẫn Khách đưa thân nhân và hồ sơ bệnh nhân trở về phòng sanh.

 Sau giờ hành chính:

  • Khi sản phụ có dấu hiệu sanh sẽ đi trực tiếp vào phòng khám cấp cứu. Điều dưỡng sẽ chuyển sản phụ lên phòng sanh (Tầng 5).
  • Bác sĩ sẽ hoàn thành các giấy tờ cho việc nhập viện với tất cả các thông tin và chẩn đoán ( sanh thường hoặc sanh mổ ). Sau đó, nữ hộ sinh tại phòng sanh sẽ hướng dẫn thân nhân của sản phụ đến quầy Nhập viện tại phòng khám cấp cứu để hoàn tất thủ tục bệnh viện ( bao gồm tư vấn tài chính, tạm ứng viện phí, tư vấn dịch vụ bệnh viện , đặt phòng…)
  • Nhân viên phòng nhập viện sau khi hoàn tất giấy tờ nhập viện tại phòng khám cấp cứu sẽ yêu cầu điều dưỡng hướng dẫn thân nhân và hồ sơ bệnh nhân trở về phòng sanh.