Thứ tư, 19/03/2025, 15:17 GMT+7
Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư phổ biến ở nữ giới. Là loại ung thư thường có triệu chứng không rõ ràng và tiến triển chậm cho đến khi bệnh tiến triển nặng.
Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) năm 2020, Việt Nam có khoảng 4.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung mỗi năm, trong đó hơn 2.000 ca tử vong. Thông qua số liệu thống kê có thể thấy, tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh ung thư cổ tử cung ngày càng cao và có xu hướng trẻ hóa.
Theo thống kê của WHO cho thấy khoảng 99,7% trường hợp ung thư cổ tử cung có sự hiện diện của virus HPV nguy cơ cao (Human papillomavirus). Yếu tố liên quan: quan hệ tình dục sớm, có nhiều bạn tình hoặc chồng/bạn trai có nhiều bạn tình, hút thuốc lá… Khi bị nhiễm, virus này có thể tồn tại lâu dài ở cổ tử cung gây biến đổi gen tế bào cổ tử cung và gây ra ung thư.
Tầm soát giúp phát hiện tế bào bất thường trước khi chúng trở thành tế bào ung thư. Phát hiện càng sớm thì khả năng điều trị khỏi bệnh càng cao.
- PAP cổ điển đơn thuần
- PAP nhúng dịch (Pap Liquid, Pap Thinprep) đơn thuần
- PAP nhúng dịch + Xét nghiệm HPV
Độ tuổi từ 21- 65: mỗi năm hoặc mỗi 3 năm
Trên 65 tuổi: có thể ngừng sàng lọc nếu có:
+ Ít nhất 3 lần xét nghiệm sàng lọc có kết quả âm tính, hoặc
+ Ít nhất 2 lần sàng lọc đồng thời bằng tế bào học và HPV có kết quả âm tính.
+ Không có kết quả xét nghiệm bất thường trong vòng 10 năm trước đó.
+ Đã cắt tử cung toàn phần vì bệnh lý lành tính.
Điều kiện:
PHÒNG NGỪA
Tiêm vaccine phòng HPV được đánh giá là phương pháp phòng bệnh ung thư cổ tử cung an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhất. Vaccine sẽ tạo ra kháng thể chủ động đặc hiệu chống lại virus gây bệnh. Khi cơ thể chẳng may tiếp xúc với HPV, hệ miễn dịch sẽ hoạt động nhằm ngăn chặn virus lây nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh.
Hiện nay, tại Việt Nam có 2 loại vaccine HPV được cấp phép lưu hành với tính an toàn và hiệu quả cao trên 90% gồm:
Hai loại vaccine này đều có khả năng phòng ngừa các bệnh do HPV gây ra như: ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn,… và các bệnh đường sinh dục như sùi mào gà, mụn cóc sinh dục.
Khám phụ khoa định kỳ, thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung là cách phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung.
Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả: tiêm vaccine HPV, quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ với nhiều bạn tình, không hút thuốc, giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, hạn chế tình trạng căng thẳng, và khám phụ khoa định kỳ.
BS.CKII.Đào Thị Thanh Thủy
Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Cao Lãnh