Hotline tư vấn 0942765115
Hotline cấp cứu 02773 878 115

HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY LÀ GÌ?

Thứ tư, 06/12/2023, 13:41 GMT+7

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng gây đau, tê bì tay và bàn tay ở một hay cả hai bên. Hội chứng này xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi qua cổ tay và sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Vì vậy, việc nhận biết sớm, điều trị sớm là rất quan trọng để cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng cho người bệnh.

Đối tượng nào thường bị hội chứng ống cổ tay?

Bệnh thường gặp phải ở những người làm việc văn phòng, công nhân, khi làm việc bằng tay ở một tư thế trong thời gian lâu dài, dễ gặp phải ở phụ nữ.

  • Khi làm những việc sử dụng tay có tình chất lặp đi lặp lại, hoặc duy trì liên tục ở một tư thế nào đó sẽ tạo lực nén ép kéo dài lên dây các gân, cơ từ đó khiến cho dây thần kinh giữa bị chèn ép.
  • Người làm việc với máy tính nhiều như nhân viên văn phòng, nhà báo, biên tập viên,…
  • Những người lao động phải làm việc với máy móc có độ rung tay với tần suất cao và liên tục.
  • Những người đang mắc phải một số bệnh lí như đái tháo đường, gút, viêm khớp, phụ nữ trong thời kì mang thai,..

01

Triệu chứng của hội chứng ống cổ tay?

Hội chứng ống cổ tay có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Tê, ngứa ran và đau chủ yếu ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Tình trạng nặng hơn vào ban đêm.
  • Cảm giác “kim châm” ở tay.
  • Cảm giác sưng ở ngón tay.
  • Cảm giác đau và ngứa ran có thể lan lên phần cẳng tay và vai.
  • Tay yếu, khó cầm nắm đồ vật, cài cúc áo, sử dụng điện thoại….

Điều trị hội chứng ống cổ tay như thế nào?

Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay gồm:

  • Dùng nẹp cổ tay.
  • Điều trị bảo tồn bằng các thuốc kháng viêm NSAIDS hay tiêm Corticoide tại chỗ.
  • Phẫu thuật: giảm áp lực trong ống cổ tay bằng cách cắt dây chằng ngang cổ tay. Điều chỉnh các khối can xương hay xương trật để ống cổ tay không bị hẹp và không gây đè ép vào dây thần kinh giữa.

Tập vật lý trị liệu cho người bị hội chứng ống cổ tay giai đoạn nhẹ. Mục tiêu là tăng tuần hoàn của bàn tay và cổ tay, làm giảm phù và kích thích các mô mềm khỏe hơn (các cơ các dây chằng và các gân). Nhờ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh lý hội chứng ống cổ tay. Liều điều trị tập 10 phút/ lần và 3 lần/ ngày/ tuần.

Vậy sau khi phẫu thuật, người bệnh cần lưu ý gì?

Theo các chuyên gia khuyến nghị thời gian người bệnh sau mổ hội chứng ống cổ tay có thể quay trở lại làm việc ở các ngành nghề khác nhau như sau:

  • Giám sát, quản lý: 1 – 2 tuần
  • Công việc nhẹ (Văn phòng/thư ký): 2-4 tuần
  • Công việc trung bình (người dọn dẹp/ người chăm sóc/ y tá): 4 – 6 tuần
  • Công việc nặng: 6 – 10 tuần

Tuy nhiên, Bác sĩ sẽ cân nhắc trên từng trường hợp cụ thể để đưa ra khuyến nghị phù hợp. Các nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết bệnh nhân có thể quay lại làm việc sơm hơn: 93% bệnh nhân trở lại làm việc trong vòng 2 tuần và 99% trong vòng một tháng sau mổ.

Phòng ngừa như thế nào?

  • Thường xuyên tập thể dục
  • Nghỉ ngơi thường xuyên từng thời gian ngắn khi hoạt động sử dụng nhiều đến bàn tay
  • Cần lưu ý đến tư thế khi làm việc:
    • Giữ cho bàn tay trên cùng mặt phẳng với cẳng tay
    • Không nắm dụng cụ quá mạnh
    • Không gõ bàn phím quá mạnh
    • Đổi tay nếu có thể
    • Nghỉ thư giãn mỗi 15-20 phút
    • Giữ tay ấm;
    • Không gối đầu trên tay khi ngủ
    • Thư giãn, tránh căng thẳng
  •  Bổ sung đầy đủ vitamin, đặc biệt là vitamin B6. Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin B có tác dụng bổ thần kinh.

Nếu phát hiện những dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay, bệnh nhân nên đến khám và điều trị sớm để dự phòng biến chứng. Hiện nay Khoa Ngoại – Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Cao Lãnh triển khai phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay với đường mổ nhỏ, thẩm mỹ, đạt hiệu quả cao, bệnh nhân lành vết thương sớm và có thể ra về trong ngày.

Khách hàng đăng ký tư vấn bệnh lý qua số điện thoại tổng đài 02773.878878 hay trực tiếp tại Quầy chăm sóc khách hàng.


Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Cao Lãnh
TAG:

Giới hạn tin theo ngày :