Hotline tư vấn 0942765115
Hotline cấp cứu 02773 878 115
banner

HBA1C LÀ GÌ – CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO VỚI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG?

Thứ hai, 22/05/2023, 11:07 GMT+7

Chỉ số HbA1c là gì?

HbA1c là một trong những chỉ số xét nghiệm rất quan trọng với bệnh nhân đái tháo đường vì nó phán ánh tình trạng glucose máu trong 3 tháng vừa qua của họ đã được kiểm soát tốt hay chưa.
Xét nghiệm HbA1c được thực hiện bằng cách lấy một mẫu máu nhỏ của bạn, mẫu máu sẽ được đo chỉ số tại phòng xét nghiệm, kết quả được tính theo tỷ lệ phần trăm hemoglobin của máu.

01_3

Tại sao cần kiểm soát chỉ số HbA1c?
Chỉ số HbA1c phản ánh tình trạng kiểm soát đường của bệnh nhân liên tục trong 3 tháng giúp cho bệnh nhân và bác sĩ điều trị có kế hoạch điều trị tiếp. Ngoài ra HbA1c có giá trị chẩn đoán cũng như tầm soát tiền đái tháo đường.


Theo dõi chỉ số HbA1c như thế nào?
Các bệnh nhân đái tháo đường type 1 và type 2 nên xét nghiệm HbA1c 3 tháng /1 lần, hoặc ít nhất tối thiểu 6 tháng / 1 lần. Dựa vào kết quả đó ta có thể xây dựng kế hoạch điều trị tiếp theo cho bệnh nhân để phòng ngừa tối đa các biến chứng bàn chân đái tháo đường, bệnh võng mạc tiểu đường, phù hoàng điểm, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, tim mạch….

 


Bình thường

Tiền đái tháo đường

Đái tháo đường

Glucose máu đói

< 100 mg/dL

(5.6 mmol/L)

100-125 mg/dL

(5.6-6.9 mmol/L)

≥ 126 mg/dL

( 7 mmol/L)

Glucose máu 2 giờ sau uống 75g glucose

< 140 mg/dL

(7.8 mmol/L)

140-200 mg/dL

(7.8-11 mmol/L)

≥ 200 mg/dL

(11.1 mmol/L)

HbA1C

< 5.7%

 5.7-6.4%

 ≥ 6.5 %

  • Nếu kết quả xét nghiệm HbA1c ghi nhận tiền đái tháo đường, kiểm tra HbA1c mỗi năm 1 lần
  • Nếu kết quả xét nghiệm bị đái tháo đường tuýp 1, người bệnh nên kiểm tra 3-4 lần/ năm
  • Nếu kết quả xét nghiệm bị đái tháo đường tuýp 2 có thể xét nghiệm 2-4 lần/ năm. Có thể xét nghiệm thường xuyên hơn nếu kế hoạch điều trị tiểu đường thay đổi hoặc đổi thuốc

Các trường hợp chỉ số HbA1c bất thường cần lưu ý

HbA1c có thể tăng, do các yếu tố

HbA1c có thể giảm trong các trường hợp

  • Người bệnh không khỏe, đổi thuốc điều trị đái tháo đường, dung thuốc steroid
  • Chế độ ăn uống không kiểm soát tốt (ăn nhiều tinh bột, ,uống nước ngọt,…), ít vận động,…
  • Căng thẳng, buồn chán
  • Ngộ độc chì, nghiện rượu, bệnh mạn tính (suy thận mạn, thiếu máu,…)
  • Thiếu máu mạn tính
  • Người bệnh mắc các bệnh lý thiếu máu tán huyết, hồng cầu hình liềm,…
  • Sau khi truyền máu hoặc sau khi dung lượng lớn vitamin C, Vitamin E,…

 

 
Chỉ số HbA1c lý tưởng nhất là < 6.5%. Một số trường hợp có thể chấp nhận ở mức 6.5% đến 7%. Người bệnh đái tháo đường cần duy trì mục tiêu mức HbA1c dưới 7% là ổn định. HbA1c càng cao, nguy cơ bị biến chứng đái tháo đường càng lớn. Những người bị đái tháo đường không được điều trị trong thời gian dài, mức HbA1c thường trên 8%. Nếu mức HbA1c của bệnh người đái tháo đường cao hơn mục tiêu, bác sĩ có thể thay đổi phương án điều trị bằng kết hợp chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc.
 
Làm như thế nào để HbA1c dưới 6.5%
 
Người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát chỉ số HbA1c dưới 6.5% bằng cách uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Việc tự uống thuốc không do bác sĩ kê toa hoặc theo thuốc dân gian, các loại thảo dược,… đều ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh.
Đồng thời, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Cụ thể: đa dạng thực phẩm, đảm bảo các nhóm chất tinh bột, đạm, béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thể trạng mỗi người khác nhau nên lượng thực phẩm cũng khác nhau.
 
Vậy các đối tượng nào nên kiểm tra định kỳ?
 
Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao như: thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ, rối loạn lipid máu, từ 40 tuổi trở lên, có người trong gia đình bị đái tháo đường… nên xét nghiệm HbA1c thông qua các đợt khám sức khỏe định kỳ để theo dõi mức đường huyết trong cơ thể, sớm phát hiện tiền đái tháo đường, xây dựng kế hoạch ăn uống, luyện tập thể dục phù hợp.
 
Chế độ ăn đối với người bệnh đái tháo đường
- Nên ăn đúng giờ, đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều).
- Ăn chậm, nhai kỹ, ăn vừa đủ với nhu cầu cơ thể.
- Tránh chế biến những món hầm nhừ, xay nhuyễn, chiên, nướng vì kích thước thành phần món ăn càng nhỏ thì chỉ số đường huyết của nó càng tăng, nên căn các món chế biến đơn giản: hấp, luộc
- Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin cử tối)
- Một số thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo chưa phù hợp
BS CKI. Lê Thanh Nhàn
Trưởng khoa Hồi sức- Cấp cứu


Giới hạn tin theo ngày :