Thứ ba, 19/09/2023, 16:37 GMT+7
Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh: Sâu răng và viêm nướu có liên quan mật thiết đến các bệnh khác cho cơ thể khi trẻ trưởng thành như: Bệnh mạch máu não, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, xơ cứng động mạch, bệnh đường hô hấp, xương thủy tinh, ...
Tuy nhiên, phần lớn các bậc cha mẹ cho rằng răng sữa sẽ thay bằng răng vĩnh viễn nên khi thấy con bị sâu vẫn không điều trị. Trong khi đó, răng sữa có những chức năng rất quan trọng cho trẻ như nhai khi ăn, phát âm, thẩm mỹ và "giữ chỗ" cho răng vĩnh viễn mọc, kích thích xương hàm phát triển.
Từ 0 – 6 tháng |
Từ 6-18 tháng |
Từ 18-24 tháng |
Từ 2-5 tuổi |
Từ 6-12 tuổi |
Ở giai đoạn này, trẻ còn rất nhỏ và chưa có răng nên việc vệ sinh cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng
|
Trẻ bắt đầu có dấu hiệu mọc răng sữa nên việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đóng vai trò rất quan trọng cho cả quá trình phát triển sau này |
Thời điểm này trẻ đã mọc răng sữa, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách chải răng nhẹ nhàng mỗi ngày
|
Hướng dẫn con đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần sau khi ăn và sau khi ngủ dậy |
Giai đoạn này, trẻ đã thay răng sữa và bắt đầu mọc răng vĩnh viễn nên cần được vệ sinh thường xuyên mỗi ngày |
Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng sớm cho trẻ là điều quan trọng đối với các bậc cha mẹ. Tuổi của răng sữa kéo dài 6 - 12 năm. Trong quá trình mọc răng, lần lượt từng răng sẽ bị thay chứ không phải thay cùng lúc, nên nếu nhổ răng sữa sớm do sâu răng, các răng bên cạnh sẽ bị xô lệch, chiếm chỗ của răng vĩnh viễn. Khi bị "chèn ép" như vậy, răng vĩnh viễn bắt buộc mọc lệch, mọc xiên hoặc cũng có trường hợp không mọc được, phải nắn chỉnh rất tốn kém. Ngoài ra, trẻ mất răng sữa sớm, không ăn nhai thì xương hàm không phát triển, dẫn đến khuôn mặt thiếu cân đối.
Có nhiều cách bảo vệ và phòng ngừa bệnh răng miệng cho trẻ, trong đó, cha mẹ nên lưu ý đến việc chọn bàn chải, kem đánh răng phù hợp lứa tuổi và thực hành chải răng đúng cách của trẻ từ 6-12 tuổi:
– Tập cho trẻ thói quen uống nước và làm sạch răng với chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn. Chải đủ ba mặt răng: mặt trước, mặt sau và mặt nhai. Độ dài thời gian đánh răng lý tưởng nhất là khoảng 2 - 3 phút, nếu chải ít hơn sẽ khó làm sạch hoàn toàn được mảnh vụn thức ăn, còn đánh lâu hơn dễ làm cho răng bị mòn.
– Tập cho trẻ thói quen chải răng đều đặn 2 lần/ ngày với kem đánh răng cho bé(tăng cường Fluor) giúp răng chắc khỏe và bàn chải lông mềm.
– Cho trẻ súc miệng với dung dịch sát khuẩn miệng chuyên dụng hoặc nước muối sinh lý
– Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn vặt và những đồ ăn chứa nhiều chất tạo màu, đường.
– Cho trẻ ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin, chất xơ và các loại khoáng chất cần thiết.
– Cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm giàu canxi để răng bé luôn chắc khỏe như trứng, hải sản, sữa,…
- Hạn chế các thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến răng như cắn nút chai, cắn chỉ, xỉa răng,…hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm, khớp cắn như mút tay, thở miệng,..
– Đưa trẻ tới nha khoa khám răng định kỳ để được kiểm tra thường xuyên và phòng tránh nguy cơ sâu răng. Cũng như phát hiện sớm các tổn thương, đánh giá tình hình bệnh tật, và điều trị sớm hạn chế gây biến chứng
Bs. Nguyễn Ngọc Bảo Châu – Chuyên khoa Răng Hàm Mặt
Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Cao Lãnh