Thứ năm, 11/07/2024, 15:43 GMT+7
Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, làm ảnh hưởng chủ yếu đến mũi, vòm họng và thanh quản. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh còn có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt, bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.
Thời gian ủ bệnh?
- Thời gian ủ bệnh: Từ 2 đến 5 ngày, có thể lâu hơn.
- Thời kỳ lây truyền: Thường không cố định người bệnh đào thải vi khuẩn từ thời kỳ khởi phát, có thể ngay từ cuối thời kỳ ủ bệnh. Thời kỳ lây truyền kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít khi trên 4 tuần. Người lành mang vi khuẩn bạch hầu có thể từ vài ngày đến 3, 4 tuần, rất hiếm trường hợp kéo dài tới 6 tháng. Điều trị kháng sinh có hiệu quả nhanh chóng sẽ chấm dứt sự lây truyền. Hiếm có trường hợp mang vi khuẩn mãn tính kéo dài trên 6 tháng.
- Triệu chứng dễ nhận thấy và phổ biến nhất của bệnh bạch hầu là hình thành mảng màu xám, dày ở họng và amidan. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:
● Sốt, ớn lạnh
● Sưng các tuyến ở cổ, ho ông ổng, viêm họng, sưng họng
● Da xanh tái
● Chảy nước dãi
● Có cảm giác lo lắng, sợ hãi.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể sẽ xuất hiện thêm trong quá trình bệnh tiến triển, bao gồm:
● Khó thở hoặc khó nuốt
● Thay đổi thị lực
● Nói lắp
● Các dấu hiệu sốc, ví dụ như da tái và lạnh, vã mồ hôi và tim đập nhanh
Kiểm tra tầm soát bệnh bạch hầu như thế nào?
- Xét nghiệm bằng chất dịch nhầy, ngoáy họng lấy chất dịch nhầy ở thành họng hoặc giả mạc tại chỗ viêm. Phương pháp xét nghiệm thường dùng phương pháp soi kính hiển vi: Làm tiêu bản nhuộm Gram soi kính hiển vi; trực khuẩn bắt màu Gram (+), hai đầu to. Hoặc nhuộm Albert; trực khuẩn bắt màu xanh.
Bệnh lây truyền qua đường nào?
- Bệnh bạch hầu được lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Sữa tươi cũng có thể là phương tiện lây truyền bệnh bạch hầu.
Biện pháp dự phòng
- Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ:
+ Trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ thường kỳ cần cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh bạch hầu cho nhân dân, nhất là cho các bà mẹ, thầy cô giáo biết để họ phát hiện sớm bệnh, cách ly, phòng bệnh và cộng tác với cán bộ y tế cho con đi tiêm vắc-xin bạch hầu đầy đủ.
- Vệ sinh phòng bệnh:
+ Nhà ở, nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
+ Tại nơi có ổ dịch bạch hầu cũ cần tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp viêm họng giả mạc. Nếu có điều kiện thì ngoáy họng bệnh nhân cũ và những người lân cận để xét nghiệm tìm người lành mang vi khuẩn bạch hầu.
+ Tổ chức tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ theo Chương trình tiêm chủng mở rộng. Nếu có điều kiện thì khoảng 5 năm tiến hành đánh giá tiêm chủng một lần và/ hoặc thực hiện phản ứng Shick để đánh giá tình trạng miễn dịch bạch hầu trong quần thể trẻ em.
Bệnh bạch hầu đã có thuốc điều trị và hoàn toàn có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vắc xin.Hiện vắc xin phòng bệnh bạch hầu trong chương trình Tiêm chủng quốc gia (TCMR) có những loại vắc xin sau:
Vắc xin dịch vụ phòng bệnh bạch hầu có những loại vắc xin sau:
Những đối tượng nào cần tiêm vắc xin bạch hầu nhắc lại:
Mọi thắc mắc về bệnh và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ cũng như nhu cầu tiêm chủng phòng bệnh, quý khách vui lòng liên hệ tới:
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ CAO LÃNH
Số 1, Đường Lê Thị Riêng, Phường 1, Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp
Hotline: 02773 878 878 hoặc 0942 765 115