, 04/03/2023, 07:33 GMT+7
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. HP có hình xoắn ốc, có roi ở đầu. Vi khuẩn tiết chất có tính kiềm và sống được nhiều năm trong niêm mạc dạ dày, không gây triệu chứng. Đặc biệt vi khuẩn có khả năng lây nhiễm trên mọi lứa tuổi.
➡ Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày.
Có 3 đường lậy nhiễm HP mà ai cũng cần phải biết:
1.Từ các động vât (gia súc, gia cầm): nước bọt, dịch tiết có HP
2.Môi trường: nguồn nước
3.Người sang người: chủ yếu
- Miệng - miệng: khoang miệng, nước bọt, cao răng,
- Dạ dày - miệng: chất nôn
- Phân - miệng: phân/ côn trùng
- Dạ dày- Dạ dày: dịch tiết dạ dày
Các triệu Chứng thường gặp khi Nhiễm Vi Khuẩn HP
- Đau họặc khó chịu vùng bụng trên rốn;
- Phình chướng bụng;
- Khó tiêu, đầy hơi, cảm giác no sau khi ăn lượng ít;
- Chán ăn, đắng miệng, hôi miệng;
- Buồn nôn, nôn;
- Thiếu máu: mệt mõi;
- Sụt cân;
➡ Khi có những triệu chứng trên thì chúng ta nên đến cơ sở y tế gặp Bác sĩ chuyên khoa đường tiêu hóa để thăm khám nhằm phát hiện bệnh sớm để có hướng điều trị kịp thời
Khi phát Hiện Nhiễm Vi Khuẩn HP thì chúng ta cần phải: Nội soi dạ dày- tá tràng, Test hơi thở (Đo HP qua hơi thở), Xét nghiệm tìm KT HP trong máu.
Khi nào chúng ta cần đi kiểm tra vi khuẩn HP: Người có triệu chứng nhiễm HP; Người có tiền sử viêm loét dạ dày – tá tràng; Trong gia đình có người bị nhiễm HP và ung thư dạ dày; Người muốn kiểm tra HP; Người đang dùng thuốc kháng viêm, kháng đông và Aspirin kéo dài.
Điều Trị Nhiễm Vi Khuẩn HP bằng cách nào?
Khi có bằng chứng nhiễm HP thì cần phải phối hợp Bác sĩ để điều trị. Khi đó bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị như: Uống thuốc gì, liều dùng, thời điểm và thời gian điều trị bao lâu,…Bao lâu mới kiểm tra HP lại được. Đồng thời người bệnh cũng phải tuân thủ điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đã tư vấn như: chế độ ăn uống, nghĩ ngơi, làm việc phù hợp và phải tầm soát người trong gia đình.
Chế độ dinh dưỡng dành cho người nhiễm HP: Ăn chính, uống sôi và bổ sung thêm các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa, chống lại vi khuẩn như: tỏi, nghệ, mật ong, súp lơ xanh, ớt chuông, sữa chua, kim chi,… Tránh các thực phẩm có hại như: Thức ăn nhiều gia vị, nóng cay, dầu mỡ, có nhiều acid (vị chua), rượu, bia, nước có gaz, chocolate, hút thuốc lá, cà phê…
Thực phẩm cho Người nhiễm HP
Điều trị nhiễm HP hiệu quả giúp: Giảm triệu chứng, chữa lành vết viêm, loét dạ dày – tá tràng, ngăn ngừa bệnh tái phát, giảm nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa và đặc biệt giảm nguy cơ ung thư dạ dày
Để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP ta nên: Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, ăn uống hợp vệ sinh và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tạo thói quen tập thể dục đều đặn, …Tránh thức khuya, ngủ không đủ giấc, hôn trực tiếp, nhai, thổi cơm, tiếp thức ăn cho người khác, dụng cụ vệ sinh cá nhân trong gia đình phải dùng riêng,…
Cho nên tất cả mọi người dân cần phải thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng đến 1 năm/lần. Để phát hiện sớm nhiễm vi khuẩn HP và có hướng điều trị kịp thời tránh những diễn tiến bệnh xấu xảy ra như ung thư dạ dày. BVĐK Tâm Trí Cao Lãnh là nơi uy tín và đáng tin cậy để mọi người đến thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ.