, 02/03/2024, 10:27 GMT+7
Vậy vàng da sơ sinh là gì ?
Vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Với trẻ sơ sinh đủ tháng, 60% trẻ có hiện tượng vàng da. Tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sơ sinh non tháng (80%). Vàng da ở trẻ sơ sinh có 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên, nhưng nguy hiêm nhất là trong 2 tuần đầu tiên.
Nhận diện các triệu chứng vàng da: bộc lộ toàn thân trẻ và quan sát ở nơi đủ ánh sáng (tốt nhất là ánh sáng mặt trời)
Dùng tay ấn vào vùng trán, mặt, ngực, bụng, trên rốn, dưới rốn, đùi, cẳng chân, bàn chân, bàn tay… của trẻ để xác định trẻ bị vàng da. Một số em bé da đỏ sẽ khó thấy, nên khi ấn vào thấy để lại màu vàng của da phía dưới chỗ ấn. Đây là cách nhận biết vàng da dễ nhất mà cha mẹ có thể lưu ý để theo dõi trẻ.
Hình A: vàng da toàn thân ở trẻ sơ sinh
Hình B: trẻ sơ sinh có vàng da
Hình C: trẻ sơ sinh không có vàng da
Vàng da sinh lý:
- Thời điểm xuất hiện sau 24 giờ đầu sau sinh
- Vàng da đơn thuần, không kèm theo các triệu chứng như thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lì bì, co gồng,…
- Vàng da chỉ ở mặt, cổ, ngực và vùng bụng trên rốn
- Nồng độ Bilirubin trong máu không quá 12mg% nếu bú sữa công thức và không quá 15mg% nếu bú sữa mẹ
- Tự khỏi sau 01 tuần đối với trẻ đủ tháng và 02 tuần đối với trẻ non tháng
Vàng da bệnh lý:
Vàng da phải dược coi là bệnh lý khi có bất thường từ một trong số các tiêu chuẩn trên, cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu của vàng da nặng:
- Vàng da xuất hiện từ đầu gối trở xuống, vàng sậm hơn (chuyển từ vàng chanh sang vàng cam) hoặc mắt vàng
- Vàng da trước 24 giờ tuổi
- Trẻ có sốt
- Trẻ bú kém
- Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường
- Trẻ khó đánh thức
- Trẻ quấy khóc nhiều, khó dỗ dành
- Trẻ ưỡn cổ hoặc cơ thể về phía sau (co gồng)
Điều trị vàng da:
- Tiếp tục cho bú sữa mẹ, hoặc bú bình sữa: quan trọng vì điều này sẽ giúp thải bilirubin qua phân và nước tiểu.
- Chiếu đèn: là phương pháp điền trị thông thường nhất, và đa số trẻ chỉ cần chiếu đèn để điều trị vàng da
- Thay máu: cần khi các phương pháp khác không hiệu quả, có dấu hiệu hoặc có nguy cơ cao tổn thương não
Tắm nắng có giúp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh không?
Ánh sáng mặt trời không thể điều trị các trường hợp vàng da sơ sinh bệnh lý. Do đó, khi thấy trẻ vàng da thì phải sớm đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa để được điều trị.
Cách phòng ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh như thế nào: Phòng ngừa vàng da do tăng bilirubin máu nặng là rất quan trọng để tránh các biến chứng nghiệm trọng, bao gồm:
- Sàng lọc: các chuyên gia khuyến cáo rằng tất cả các trẻ sơ sinh nên kiểm tra nồng độ bilirubin trước khi xuất viện về nhà, bất kể độ tuổi. Điều này đặc biệt đúng với những trẻ bị vàng da trước 24 giờ tuổi, trong trường hợp đó cần phải xét nghiệm lại.
- Theo dõi: Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ theo dõi chặt chẽ nếu vàng da tăng dần. Vàng da tăng bilirubin máu thường dễ dàng ngăn ngừa và điều trị ban đầu; tuy nhiên, các biến chứng có thể nghiêm trọng và không thể hồi phục nếu điều trị bị trì hoãn.
- Điều trị kịp thời: Trẻ sơ sinh có nồng độ bilirubin cao nên được điều trị ngay để giảm nồng độ bilirubin một cách an toàn và ngăn ngừa nguy cơ tổn thương não, không nên trì hoãn điều trị vì bất kì lý do gì.
Nhi khoa BVĐK Tâm Trí quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và nhân viên y tế nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có trình độ và kỹ năng nhi khoa cùng một môi trường khám chữa bệnh an toàn, thân thiện. Nhờ đó, phụ huynh hoàn toàn yên tâm khi đưa con đến thăm khám, điều trị; đồng thời các bé cũng thoải mái hơn và quên đi “nỗi sợ” khi đến bệnh viện.
Khoa nhi tự hào là một trong những chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Cao Lãnh. Với đội ngũ chuyên gia giỏi, tận tâm, trở thành lựa chọn tốt nhất dành cho ba mẹ chăm sóc sức khỏe con yêu.
Khách hàng đăng ký tư vấn qua số điện thoại 02773.878878 hoặc hotline 0942765115
Bs Huỳnh Thị Như – Khoa Nhi
Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Cao Lãnh