Friday, 10/01/2025, 07:54 GMT+7
Ngày 28/12/2024 Bệnh viện Tâm Trí Cao Lãnh đã can thiệp thành công cho người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp/suy tim độ III – THA- bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Đây là trường hợp khó do vừa phải tiến hành đặt stent mạch vành điều trị nhồi máu cơ tim cấp vừa phải điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho người bệnh.
Bệnh nhân đau ngực khó thở từng cơn ngắn kéo dài nhiều ngày. Tiền căn: Hút thuốc lá, Suy tim, Tăng HA, COPD, lao phổi đã điều trị đến khám 01 cơ sở y tế điều trị bệnh phổi tắc nghẽn.
Tuy nhiên về nhà vẫn còn đau ngực và đến khám, nhập viện tại BV Tâm Trí Cao Lãnh vì đau tức ngực trái và khó thở, sau khi làm điện tâm đồ, siêu âm tim và xét nghiệm máu phát hiện người bệnh bị nhồi máu cơ tim ST không chênh (NSTEMI).
Người bệnh được nhập vào đơn nguyên can thiệp điều trị và chỉ định chụp mạch vành xâm lấn qua da. Kết quả cho thấy Bệnh mạch vành 3 nhánh: LAD hẹp 30-40% đoạn gần-giữa, hẹp 80-90% lỗ nhánh DG1; LCx tổn thương bóc tách đoạn giữa; RCA chiếm ưu thế, hẹp 70-80 % đoạn gần-giữa và hẹp 40-50% đoạn xa. Người bệnh được chỉ định tiến hành đặt stent mạch vành tại vị trí hẹp nặng 80% RCA.
Với sự hổ trợ Ekip BV Thống Nhất, kíp phẫu thuật đơn nguyên can thiệp nội mạch BV Tâm Trí Cao lãnh đã tiến hành đặt stent cho người bệnh nhanh chóng, chính xác. Sau khoảng 30 phút, ca can thiệp đã thành công. Hiện tại sức khỏe người bệnh ổn định, không còn tình trạng đau, tức ngực xảy ra, kết quả XN, điện tâm đồ tốt. BN ra viện.
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong phổ biến ở những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong các nghiên cứu trước đây, tỷ lệ mắc COPD trong quần thể những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp từ 7% đến 28% .Nhiều nghiên cứu cho thấy COPD có liên quan đến nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng cao; Có một số bằng chứng cho thấy nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính so với giai đoạn ổn định và tỷ lệ tử vong dài hạn cao hơn đối với bệnh nhân COPD sau khi bị nhồi máu cơ tim.
Vì vậy cần tầm soát khám sức khỏe định kỳ và nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường từ người bệnh COPD, xác định chẩn đoán và có biện pháp xử trí thích hợp đối với các bệnh đồng mắc. Bệnh đồng mắc cần được tầm soát ngay khi chẩn đoán COPD như tăng huyết áp, tiểu đường, cholesterol cao, béo phì và bệnh tim mạch khác....Từ đó có những biện pháp điều trị thích hợp và toàn diện sẽ làm cải thiện tỷ lệ tử vong, cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người bệnh này.