, 12/04/2025, 08:58 GMT+7
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus sởi gây ra, lây lan qua đường hô hấp. Trẻ dưới 5 tuổi chưa tiêm ngừa đầy đủ rất dễ mắc bệnh. Nếu không chăm sóc đúng cách, sởi có thể dẫn đến biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, mù lòa.
BIỂU HIỆN ĐẶC TRƯNG CỦA BỆNH SỞI
- Sốt cao kéo dài 3–4 ngày
- Các đốm ban dạng sẩn đỏ:
• Bắt đầu từ sau tai, lan ra mặt, xuống ngực – bụng – toàn thân
• Da sần lên, không ngứa nhưng dễ gây khó chịu
• Sau 5–7 ngày, ban bay theo trình tự và để lại vằn da hổ
- Trẻ có thể kèm theo: ho, sổ mũi, mắt đỏ, tiêu chảy nhẹ
CHĂM SÓC DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẮC SỞI
- Cho trẻ ăn cháo loãng, súp, bột, sữa, dễ nuốt – dễ tiêu hóa
- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin A, C, kẽm như: cà rốt, bí đỏ, cam, chuối chín
- Cho uống đủ nước, nước trái cây tươi, oresol
- Tránh thức ăn cứng, cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc nước đá
- Cách ly trẻ tại nhà 4–7 ngày sau khi nổi ban
- Hạ sốt đúng cách bằng Paracetamol khi sốt trên 38,5°C, lau mát nước ấm
- Nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý 2–3 lần/ngày
- Vệ sinh miệng nhẹ nhàng, tránh viêm loét
- Chăm sóc da có ban: tắm nước ấm, không gãi – không chà mạnh, có thể dùng nước lá (kinh giới, chè xanh…)
- Sốt cao không giảm
- Thở nhanh, co rút lồng ngực, thở mệt
- Co giật, ngủ li bì, bỏ bú
- Tiêu chảy nhiều, mắt trũng, môi khô
- Nhiễm trùng da (mụn mủ, lở loét…)
- Mũi 1: 9 tháng tuổi
- Mũi 2: 18 tháng tuổi
Vắc-xin giúp trẻ tạo miễn dịch phòng sởi, giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm biến chứng và bảo vệ cộng đồng.
- Chăm sóc trẻ đúng cách
- Theo dõi dấu hiệu nguy hiểm
- Tiêm ngừa sởi đúng lịch
Sởi có thể phòng ngừa – Sức khỏe của trẻ là ưu tiên hàng đầu!
Nguyễn Thị Thảo Nguyên - Điều dưỡng trưởng khoa Nhi
Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Cao Lãnh