Permanent Doctor 0942765115
Emergency Hotline 02773 878 115
banner

POLYP TÚI MẬT: Khi nào nên phẫu thuật?

Friday, 18/10/2019, 14:44 GMT+7

Túi mật có nhiệm vụ cô đặc và lưu trữ dịch mật (được gan tiết ra). Khi chúng ta ăn, đặc biệt là thức ăn có dầu, mỡ; túi mật sẽ co bóp để đẩy dịch mật chứa trong đó vào đường mật và sau đó xuống tá tràng để trộn lẫn với thức ăn giúp tiêu hóa chất béo

Túi mật có nhiệm vụ cô đặc và lưu trữ dịch mật (được gan tiết ra). Khi chúng ta ăn, đặc biệt là thức ăn có dầu, mỡ; túi mật sẽ co bóp để đẩy dịch mật chứa trong đó vào đường mật và sau đó xuống tá tràng để trộn lẫn với thức ăn giúp tiêu hóa chất béo

1.Chức năng của túi mật là gì?
Túi mật bình thường là một túi nhỏ, màu xanh lam, có dung tích 30-60 ml, dính vào phía dưới thùy gan phải, thông nối với đường mật qua ống túi mật. Chiếu lên thành bụng, túi mật nằm ở vùng bụng trên phải, ngay dưới bờ sườn. Túi mật có nhiệm vụ cô đặc và lưu trữ dịch mật (được gan tiết ra). Khi chúng ta ăn, đặc biệt là thức ăn có dầu, mỡ; túi mật sẽ co bóp để đẩy dịch mật chứa trong đó vào đường mật và sau đó xuống tá tràng để trộn lẫn với thức ăn giúp tiêu hóa chất béo.

1_1

Hình ảnh minh họa giải phẫu đường mật

2.Polyp túi mật là gì?
Polyp túi mật còn gọi là u nhú niêm mạc tuyến mật, là một dạng tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật. Bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

3.Các dạng Polyp túi mật?
Polyp cholesterol chiếm trên 50% các trường hợp polyp túi mật, chúng thường nhiều và có cuống, có kích thước từ 2-10mm; Adenomyomas là loại phổ biến thứ hai, chiếm khoảng 30% trường hợp polyp túi mật, thường đơn độc, kích thước từ 10-20mm, thường thấy ở đáy của túi mật; Các polyp ác tính chiếm khoảng 5%; Những polyp ít gặp là ung thư nơi khác di căn đến túi mật, carcinoma tế bào vảy và angiosarcoma.

 

gallbladder_cancer-48279_1

 

Có nhiều yếu tố liên quan đế việc hình thành polyp túi mật như: rối loạn chức năng gan mật; nồng độ đường trong máu cao; nồng độ mỡ trong máu tăng; người béo phì, nhiễm virut viêm gan...

4.Rất khó phát hiện bệnh:
Trên thực tế, polyp túi mật thường được phát hiện tình cờ khi kiểm tra vùng bụng bằng siêu âm hoặc có biểu hiện đau bụng. Có khoảng 6-7% bệnh nhân bị polyp túi mật có biểu hiện triệu chứng, thường gặp nhất là đau tức dưới sườn phải hay đau vùng trên rốn, một số ít có biểu hiện buồn nôn hay nôn thật sự, ăn chậm tiêu, thấy co cứng nhẹ vùng da bụng ở dưới sườn phải.

Với triệu chứng đau ở dưới sườn tuy giống bệnh sỏi túi mật, nhưng khác với sỏi túi mật ở chỗ, polyp túi mật ít khi có biểu hiện cấp tính do viêm hay những biến chứng của sỏi gây ra như viêm đường mật, tắc mật.

5.Khi nào nên phẫu thuật?
Polyp xảy ra ở những người trên 50 tuổi, kích thước polyp lớn hơn 1cm mà có kèm theo sỏi mật, khi đó cần phẫu thuật cắt bỏ luôn cả túi mật. Đặc biệt đối với các polyp có nguy cơ ác tính thì bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cắt túi mật nội soi là một lựa chọn cho polyp nhỏ hoặc đơn độc dạng này.

Khi nghi ngờ polyp túi mật phát hiện qua siêu âm nhưng bệnh nhân không có triệu chứng như đau, sốt...cần theo dõi định kỳ bằng siêu âm 6 tháng nếu khối u lớn trên 10mm hoặc có phát hiện các biểu hiện ác tính qua xét nghiệm máu, các thăm dò khác hoặc polyp đã có biểu hiện lâm sàng như đau, sốt tái phát thì cần phải phẫu thuật sớm.

6.Sau cắt túi mật có ảnh hưởng gì đến cuộc sống không?
Sau phẫu thuật cắt túi mật, bệnh nhân không cần phải dùng thêm các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa vì gan vẫn tiết ra dịch mật đầy đủ. 

Một số ít trường hợp có chậm tiêu với thức ăn nhiều chất béo, trứng. Vì vậy, tốt nhất là sau mổ bệnh nhân nên hạn chế ăn thức ăn nhiều chất béo, trứng trong vòng 3 tháng để cơ thể kịp điều chỉnh dự trữ dịch mật.

Rất ít trường hợp có tiêu lỏng sau mổ, triệu chứng này thường tự khỏi sau vài tuần.

7.Chia sẻ của một bệnh nhân sau phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp:
Anh Nguyễn Hoài A (1985) làm việc tại cơ quan VNPT chia sẻ: Tháng 04/ 2016 tình cờ trong đợt khám sức khỏe định kỳ, anh phát hiện mình bị Đa polyp túi mật 2-3mm. Trong 3 tháng gần đây khi anh đi kiểm tra thấy kích thích polyp túi mật có xu hướng tăng nhanh lên 8mm, vô cùng lo lắng nên anh đã đến bệnh viện Tâm Trí Đồng Tháp khám và được Bác sĩ Huỳnh Công Trứ chẩn đoán là Đa polyp túi mật, khuyên anh nên sớm phẫu thuật cắt túi mật bằng phương pháp nội soi. Lần đầu tiên thực hiện phẫu thuật nên cũng không thể tránh khỏi sự lo lắng, nhưng sau khi tìm hiểu rõ về các dịch vụ tại bệnh viện và bàn bạc cùng gia đình anh đã quyết định nhập viện mổ vào ngày 21/02 vừa qua. Sau 24 giờ sau mổ anh đã đi lại nhẹ nhàng và xuất viện ngay hôm sau (22/02/2017). Môi trường nằm viện tốt, sự tận tình chăm sóc của nhân viên y tế và anh chia sẻ muốn giới thiệu cho bạn bè, đồng nghiệp và người thân nên chọn Bệnh viện Tâm Trí là nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu.

98

Bác sĩ Huỳnh Công Trứ - Phó Giám đốc BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp cho biết: Phẫu thuật nội soi cắt túi mật là phẫu thuật ít xâm hại, ít đau và bệnh nhân hồi phục nhanh, ít biến chứng. Và có lời khuyên do polyp túi mật không có triệu chứng và có thể là ung thư nên mọi người nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và điều trị bệnh sớm. Cần hạn chế các yếu tố liên quan đến sự hình thành polyp túi mật như chẩn đoán và điều trị tích cực các rối loạn chức năng gan mật; nồng độ đường, mỡ trong máu cao, viêm gan do virut...

Với quy trình làm việc chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn tốt, môi trường chăm sóc sức khỏe chất lượng. Đến với Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp người bệnh sẽ rất an tâm với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chúng tôi luôn hướng đến người bệnh, khách hàng của mình sự an tâm và tin tưởng đúng như khẩu hiệu đặt ra “Tất cả cho sức khỏe bạn”.


Thành Tín