Permanent Doctor 0942765115
Emergency Hotline 02773 878 115
banner

Chuối chín - ‘thuốc’ quý giúp hạ huyết áp

Friday, 11/05/2018, 09:22 GMT+7

Ăn đều mỗi ngày 2-3 quả chuối tiêu chín trong vài tuần, bạn có thể giảm chỉ số huyết áp khoảng 10% hoặc hơn.

Trong các loại chuối tại nước ta, chuối tiêu là loại ngon và bổ nhất. Trong 100 g chuối tiêu chín có 74 g nước; 1,5 g protid; 0,4 g axit hữu cơ; 22,4 g glucid; 0,8 g xenluloza; cung cấp được 100 calo. Lượng chất glucid có trong chuối chín ở dạng glucoza (20%), fructoza (1,5%) và saccharoza (65%) là những loại đường tự nhiên quý của quả chín, dễ tiêu hóa, cơ thể hấp thụ nhanh và cung cấp nhiều năng lượng.

chuoi-chin

Theo bác sĩ Hương Liên, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, với người bị tăng huyết áp, chuối tiêu là vị thuốc hạ huyết áp tốt và không có tác dụng phụ nào.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những thức ăn chứa nhiều kali và ít natri có khả năng làm hạ huyết áp cao, đề phòng đột quỵ. Chuối chín là thực phẩm tiêu biểu của loại này. Chuối chứa nhiều kali, nhất, với gần 400 mg kali trong 100 g chuối, song lại có rất ít natri (chỉ khoảng một mg natri trong 100 g huối). 

Natri là thành phần quan trọng của muối ăn có khả năng giữ nước trong cơ thể gây gánh nặng cho hệ tim mạch, còn kali ngược lại thì tác dụng giúp cơ thể đào thải bớt natri. Vì vậy, những thực phẩm giàu kali và ít natri có khả năng làm giảm huyết áp ở những người tăng huyết áp. Nếu ăn đều mỗi ngày 2-3 quả chuối tiêu chín trong vài tuần lễ có thể làm giảm được chỉ số huyết áp khoảng 10% hoặc hơn.

Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây còn cho thấy chuối chín là thành phần quan trọng trong chế độ ăn ít lipid, kiêng muối. Do đó chuối phù hợp với người có cholesterol cao trong máu, bị táo bón, tiêu hóa kém…

Tăng huyết áp còn gọi là cao huyết áp, tức trạng thái máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Một người được xác định là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Đây là căn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới, với những biến chứng nghiêm trọng như tai biến mạch máu não và các bệnh tim mạch khác gồm nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lò… Những biến chứng này ảnh hưởng nặng nề đến người bệnh, gây tàn phế hoặc tử vong.

Người bệnh tăng huyết áp cần được khám sàng lọc, phát hiện sớm. Bên cạnh áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi lối sống, bệnh nhân cần được theo dõi, quản lý bệnh lâu dài và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc để giảm bớt nguy cơ xảy ra biến chứng và duy trì mức huyết áp hợp lý.


Thành Tín