Permanent Doctor 0942765115
Emergency Hotline 02773 878 115
banner

CÂU LẠC BỘ SỨC KHỎE KỲ 3: ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ KHÔNG ỔN ĐỊNH

Tuesday, 14/03/2023, 13:51 GMT+7

Đái tháo đường ở phụ nữ mang thai hay còn gọi là bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.


Lượng đường trong máu cao có thể gây ra vấn đề trên toàn cơ thể. Nó có thể làm hỏng mạch máu và dây thần kinh, gây hại cho mắt, thận và tim. Trong thời kỳ đầu mang thai, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ.


 Đái tháo đường thai kỳ: Đây là tình trạng mức đường huyết tăng lên và các triệu chứng tiểu đường khác xuất hiện trong thai kỳ ở một phụ nữ chưa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trước đó.

hinh_01_2

Triệu chứng đái tháo đường ở phụ nữ mang thai


Đối với hầu hết các mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ không gây ra các dấu hiệu hoặc có thể xảy ra các triệu chứng như khát nước liên tục và đi tiểu thường xuyên hơn.
Nếu có thể nên kiểm tra sức khỏe trước khi quyết định có thai để bác sĩ có thể chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai cùng với sức khỏe tổng thể của thai phụ. Khi đang mang thai, mẹ bầu nên được tư vấn và làm xét nghiệm tiểu đường tại tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ Đối với trường hợp thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ sẽ phải kiểm tra thường xuyên hơn.


Nguyên nhân đái tháo đường ở phụ nữ mang thai


Thông thường, các loại hormone khác nhau có tác dụng kiểm soát rất tốt lượng đường trong máu nhưng khi mang thai, nồng độ hormone sẽ thay đổi khiến cơ thể khó xử lý hiệu quả được lượng đường trong máu.


Ngoài ra, khi mang bầu, một cơ quan được gọi là nhau thai cung cấp cho em bé chất dinh dưỡng và oxy, nhau thai cũng tạo ra hormone. Vào cuối thai kỳ, các hormone estrogen, cortisol và nhau thai có thể ngăn chặn insulin. Khi insulin bị chặn sẽ gọi là kháng insulin, lúc này glucose không thể đi vào các tế bào cơ thể và tồn tại trong máu và làm cho lượng đường trong máu tăng lên.


Ngoài ra còn có các yếu tố như thừa cân, béo phì, ít vận động, tiền tiểu đường trước khi mang thai, đa nang buồng trứng, tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường. Chính các yếu tố trên khiến cho một số phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai.


Một số phụ nữ bị đái tháo đường trước khi mang thai được gọi là bệnh đái tháo đường tiền sản. Những phụ nữ khác có thể mắc một loại bệnh đái tháo đường chỉ xảy ra trong thai kỳ được gọi là bệnh đái tháo đường thai kỳ.


Biến chứng của đái tháo đường ở phụ nữ mang thai
Đái tháo đường ở phụ nữ mang thai nếu không được chăm sóc và quản lý cẩn thận có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao gây ra vấn đề cho mẹ và thai nhi.


Biến chứng có thể ảnh hưởng đến thai nhi
– Lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở thai phụ có thể khiến thai nhi phát triển quá lớn
– Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm ở thai phụ hay còn gọi là sanh non.
–Trẻ sinh ra sớm ở các bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có thể gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở.
– Đôi khi em bé của các bà mẹ bị đái tháo đường đường thai kỳ có lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) ngay sau khi sinh. Nếu trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây ra hiện tượng co giật ở trẻ.
– Em bé của những bà mẹ bị thái đường đường thai kỳ trong tương lai có nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với bình thường.
– Bệnh đái tháo đường thai kỳ không được điều trị có thể dẫn đến cái chết của em bé trước hoặc ngay sau khi sinh hay còn gọi là Thai chết lưu.


Biến chứng đái tháo đường ở phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng đến thai phụ 
– Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ huyết áp cao, cũng như tiền sản giật đó là một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ gây ra bởi huyết áp cao và các triệu chứng khác có thể đe dọa đến cuộc sống của cả mẹ và bé.

– Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ phải mổ lấy thai vì thai nhi quá to.
– Nếu mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu có nhiều khả năng bị tái phát một lần nữa trong lần mang thai tiếp theo và cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 cao hơn khi cao tuổi.


Phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai
Hiện tại vẫn chưa có loại thuốc hoặc vaccin nào có thể bảo đảm ngăn ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ nhưng mẹ bầu biết cách áp dụng những thói quen lành mạnh trước hoặc trong khi mang thai thì càng tốt. Nếu bị đái tháo đường thai kỳ, những thói quen lành mạnh cũng có thể làm giảm nguy cơ bị tái phát trong lần mang thai tiếp theo.
– Ăn các thức ăn có lợi cho sức khỏe như chứa nhiều chất xơ, ít chất béo, trái cây, rau xanh,…
– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày sẽ làm giảm tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ
– Không nên tăng cân quá mức trước và trong khi mang thai
Ngoài ra, thai phụ mắc đái tháo đường cần lắng nghe và tuân thủ sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để giữ an toàn cho sức khỏe cả mẹ và bé.

hinh_02_4

Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh đái tháo đường ở phụ nữ mang thai, hãy đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Cao Lãnh để được giải đáp và nhận lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu. Hoặc mẹ cũng có thể đăng ký nhận tư vấn


Ngọc Diễm - Phòng Kinh Doanh