Permanent Doctor 0942765115
Emergency Hotline 02773 878 115
banner

Bệnh đậu màu khỉ và các biện pháp phòng ngừa

Thursday, 18/08/2022, 07:26 GMT+7

Bệnh đậu mùa khỉ là một căn bệnh hiếm gặp, do virus thuộc chi Orthopoxvirus trong họ virus Poxviridae có “họ hàng” với bệnh đậu mùa phổ biến gây ra.

Tại sao bệnh này lại có tên đậu mùa khỉ ?

Bệnh này được gọi là bệnh đậu mùa khỉ bởi vì bệnh được phát hiện đầu tiên ở đàn khỉ được bắt giữ cho mục đích nghiên cứu năm 1958. Bệnh sau đó được phát hiện ở người năm 1970.

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm từ động vật do vi rút gây ra, tức là bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền từ người sang người.

ttxvn_dau_mua_khi

Các em nhỏ mắc bệnh đậu mùa khỉ. (Ảnh: WHO/TTXVN)

Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu màu khỉ:

Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:

1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

2. Cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

3. Đối với người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

4. Cần tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở hoặc nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam, cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

6. Cần đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Bị đậu mùa khỉ nên ăn gì để mau khỏi bệnh?

Nước, Khoáng chất và vitamin rất quan trọng cho người mắc bệnh đậu mùa khỉ giúp tăng sức đề kháng và thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Khi mắc đậu mùa khỉ, cần bổ sung nhiều nước hơn trong chế độ ăn uống như nước dừa, nước cam tươi, nước lọc…

Sau mắc đậu mùa khỉ, cần ăn thực phẩm chứa nhiều protein vì protein là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, ăn các thực phẩm giàu protein như đậu nành, pho mát, sữa chua, rau mầm.

protein-16588869457101364668139

Protein là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Đậu mùa khỉ kiêng ăn gì?

Khi mắc bệnh đậu mùa khỉ  việc ăn uống và kiêng cữ là điều cần thiết. Người mắc bệnh đậu mùa khỉ cần hạn chế những loại gia vị cay nóng như tỏi, ớt, hạt tiêu, gừng, cà ri, mù tạt... Các loại thịt như thịt dê, thịt chó và các loại gia cầm, hải sản như tôm, sò, ngao, ốc. Một số loại quả như vải, nhãn, mận, mít, xoài cũng là những loại quả mà người mắc bệnh cần tránh. Và cũng nên tránh thức ăn như khoai tây chiên, thức ăn đóng gói ăn liền, súp chế biến sẵn.

ĐD. Võ Thanh Long
Trưởng Phòng điều dưỡng – BVĐK Tâm Trí Đồng Tháp